Trang chủ » Blog » SEO » Lỗi 404 là gì? Nó có khiến website bị tụt hạng?

Lỗi 404 là gì? Nó có khiến website bị tụt hạng?

bởi

Ảnh đại diện Hoa Sen Digital
tại

Lỗi 404 hay còn gọi là Lỗi 404 Not Found, đây là thuật ngữ trong SEO mà chúng ta rất hay gặp. Hãy cùng Hoa Sen Digital tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Lỗi 404 là gì?

Lỗi 404

Lỗi 404 là mã phản hồi của máy chủ khi người dùng truy cập một URL (hay còn gọi là liên kết) không tồn tại trên website, URL này đã có thể bị xóa, thay đổi hoặc bị ẩn khỏi website.

Một số tên gọi khác của Lỗi 404 mà người dùng thường gọi như:

  • Lỗi 404 Not Found
  • 404 Error
  • 404 Page Not Found

Lỗi 404 có khiến website bị tụt hạng khi SEO

Một câu hỏi quan trọng khi làm SEO cho website đó chính là: Lỗi 404 có khiến website bị tụt hạng hoặc khiến website bị ảnh hưởng khi làm SEO hay không?

Đầu tiên, cơ chế phát hiện Lỗi 404 trên website đó chính là các con bot của Google Search sẽ quét, thu thập dữ liệu (crawl) và trả về số lượng cũng như các URL bị lỗi 404, bạn có thể theo dõi trên công cụ Google Search Console.

Về mức độ ảnh hưởng, trong chương trình podcast Google Office Hours, Gary Illyes của Google đã trả lời về vấn đề này như sau:

“Các lỗi 404 giả mà Googlebot có thể đã thu thập thông tin không thể được coi là nguyên nhân dẫn đến việc tụt hạng một cách hợp lý. Việc có bất kỳ số lượng 404 nào trên một website là điều bình thường và bạn không cần phải sửa chúng, tuy nhiên, nếu bạn thấy trong phần mềm phân tích của mình rằng số lượng người dùng thực tế lớn đang truy cập thông qua các URL 404 đó, cá nhân tôi sẽ cố gắng chuyển đổi bằng cách nào đó, chẳng hạn như cho họ xem một số nội dung có liên quan.”

Vậy câu trả lời từ chính Google thể hiện rằng: Lỗi 404 không phải là nguyên nhân của việc tụt hạng của website.

Tuy nhiên, thực tế chúng ta sẽ gặp 2 trường hợp ở đây:

– Thứ nhất: Về ảnh hưởng tổng quan, như Gary Illyes đã chia sẻ, Lỗi 404 không phải là nguyên nhân gây tụt hạng từ khóa SEO trên website, nó khác với việc website của bạn bị Google phạt vì spam hoặc vi phạm lỗi nào đó của Google.

– Thứ hai: Lỗi 404 có thể ảnh hưởng thứ hạng của một hoặc nhiều từ khóa cụ thể.

Ví dụ: Người dùng đang tìm hiểu từ khóa: SEO là gì? Từ khóa này của website đang ở top Google tìm kiếm, nội dung này được hiển thị tại đường dẫn website: domain.com/blog/seo-la-gi/.

Vì một lý do nào đó, bạn thay đổi đường dẫn nội dung sang: domain.com/seo-la-gi/, điều này khiến URL cũ bị báo lỗi 404 khi người dùng truy cập vào nó. Nó cũng khiến cho Google bot nhận diện lại URL mới của nội dung, điều này chắc chắn khiến từ khóa bị tụt hạng, thậm chí biến mất khỏi kết quả tìm kiếm.

Điều này cũng tương tự với việc URL cũ bị xóa, ẩn…

Đây là thực tế mà chúng ta thường hay gặp phải khi làm SEO và cần có một số cách để khắc phục lỗi 404 này để tránh việc tụt hạng của website.

Cách khắc phục lỗi 404

– Đầu tiên, hãy cẩn thận khi bạn muốn thay đổi đường dẫn URL của website hoặc nội dung, điều này có thể khiến cấu trúc URL trong website bị thay đổi, dẫn đến tất cả URL nội dung thay đổi, chắc chắn sẽ khiến website bị tụt hạng. Đây là điều cơ bản nhưng quan trọng trong SEO bạn cần ghi nhớ.

– Thống nhất ngay từ đầu về việc có hay không sử dụng tiền tố www trước tên miền, sử dụng giao thức HTTP hay HTTPs

– Sử dụng công cụ Google Search Console để tìm hiểu tất cả các URL bị lỗi 404 và khác phục nó

– Nếu vô tình xóa nội dung trên website, hãy restore nó lại ngay lập tức

– Nếu việc xóa nội dung là có mục đích, hãy sử dụng lệnh redirect 301 để điều hướng các URL 404 về URL mới hoặc URL nội dung liên quan để giữ chân người dùng

– Kiểm tra và sửa lại các nội dung URL mà bạn chia sẻ (trên các website, mạng xã hội…) có bị sai sót, ví dụ: copy URL thiếu ký tự hoặc gõ sai URL

Điều cuối cùng quan trọng nhất vẫn là việc nên sử dụng một định dạng cấu trúc URL chuẩn ngay từ ban đầu trên toàn website, tránh việc thay đổi cấu trúc URL ảnh hưởng nặng nền đến thứ hạng website. Ngoài ra, việc sử dụng đường dẫn URL chuẩn SEO cũng khá quan trọng, hãy đặt đường dẫn URL nội dung thật ngắn gọn, Hoa Sen Digital sẽ chia sẻ trong một bài viết khác.

5/5 – (5 bình chọn)